Kinh nghiệm làm nội thất nhà phố - Ở những thành phố lớn, với những ngôi nhà phố có diện tích nhỏ thì việc thiết kế nội thất phù hợp không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn là người có con mắt nghệ thuật nhưng chưa đủ tự tin và năng lực để thiết kế không gian cho riêng mình thì hãy tham khảo một số mẫu sau đây. CPViettin là công ty chuyên tư vấn thiết kế thi công nội thất nhà phố, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp hiện đại và tiện nghi nhất.
Phòng khách thường được đặt ở khu vực đầu tiên của nhà phố. Vì vậy, không gian phòng khách nên được bố trí theo phong cách hiện đại, hạn chế tối đa các chi tiết trang trí nội thất không cần thiết và chú trọng thể hiện trung tâm phòng khách là bộ sofa êm ái gợi không khí thân mật. vẫn sang trọng cho không gian nhỏ này.
Đối với ngôi nhà có diện tích quá nhỏ thì việc thiết kế phòng khách liền bếp và tivi treo tường giúp tạo cảm giác bớt chật chội hơn. Hơn nữa, lựa chọn ghế sofa dài là sự lựa chọn tốt nhất cho căn nhà phố có diện tích nhỏ.
Phòng bếp được thiết kế ngay gần bàn ăn với các vật dụng được sắp xếp gọn gàng giúp tiết kiệm diện tích. Đặc biệt cầu thang với thiết kế theo diện tích còn lại của ngôi nhà cũng rất tinh tế và hợp lý
Dù không gian bếp được bố trí cạnh khu vực bàn ăn và phòng khách nhưng nên tư vấn thiết kế để tạo sự tách biệt, nửa kín - nửa hở giúp việc nấu nướng trong bếp không bị ngột ngạt. Vách ngăn giữa cầu thang và bếp nên trở thành vách ngăn thứ ba sau hai bức tường chính của ngôi nhà. Mặt khác, thiết kế bàn bar vuông cao vừa tạo không gian trang trí đẹp mắt cho phòng bếp, vừa giữ được chiều dài của kiến trúc ngôi nhà.
Không gian nội thất nhà phố phòng khách liền bếp
Tầng 2 và tầng 3 của nhà phố thường được lựa chọn để bố trí các phòng sinh hoạt và phòng gia đình riêng biệt nên yếu tố yên tĩnh và thoáng mát là yêu cầu hàng đầu trong mỗi phương án thiết kế. Nội thất phòng ngủ của hai gia chủ nên được thiết kế với không gian kiến trúc nhẹ nhàng, ấm áp. Không gian phòng ngủ nên bố trí đơn giản để phát huy tối đa công năng chính của căn phòng là ngủ nghỉ. Tất cả các thiết kế phụ trợ chỉ tăng thêm chất lượng cho phần còn lại của gia đình.
Hầu hết nội thất trong phòng ngủ nhà phố đều sử dụng chất liệu gỗ làm chủ đạo. Màu nâu của gỗ giúp không gian ổn định, không quá chói và nổi bật đánh trúng tâm lý của nhiều người. Bên cạnh đó, thiết kế nội thất bằng gỗ tuy đơn giản nhưng vẫn bám sát và vẫn phù hợp nhất với xu hướng thời trang cho căn phòng. Một góc giải trí nhỏ nên được thiết kế ngay cửa ra vào, đối diện giường ngủ, tạo cho gia đình sự thuận tiện trong sinh hoạt.
Không gian nội thất nhà phố phòng ngủ
Hệ thống cầu thang trong mỗi căn nhà phố thường là một góc chết, tối tăm, ít không gian trang trí trong sinh hoạt gia đình. Thông thường, khi bố trí cầu thang cho nhà phố, các gia đình thường đẩy khu vực này vào góc tối, nhằm tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình. Tuy nhiên, không gian sống này hoàn toàn có thể thay đổi để mới lạ hơn, vừa phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình vừa không khiến nội thất nhà phố trở nên rời rạc. Bố trí nội thất phòng làm việc theo hướng tận dụng không gian “chết” trong thiết kế kiến trúc nhà phố, thiết kế cần gọn gàng, đảm bảo đủ ánh sáng.
Không gian nội thất nhà phố phòng nghỉ ngơi
Qua những thông tin chia sẻ chi tiết trên đây về những kinh nghiệm làm nội thất nhà phố mà CPViettin đã tổng hợp khá chi tiết lại. Chắc chắn với những kinh nghiệm này đã cho bạn có được một không gian sống hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức mới mà chúng tối sẽ update hàng ngày.